Đang tải...

Giá thầu quảng cáo Facebook và 10 bí mật bạn chưa biết

 

 

 

Quảng cáo Facebook hiệu quả cần có rất nhiều yếu tố để tạo nên 1 chiến dịch quảng cáo thu về lợi nhuận.

Nếu bạn đã đọc qua những kiến thức mà mình chia sẻ chắc hẳn bạn đã từng nghe mình nhắc đến các yếu tố quan trọng như :

  • Hình ảnh mẫu quảng cáo.
  • Cách bạn target khách hàng.
  • Mức độ tương tác của khách hàng về bài quảng cáo của bạn.
  • … và tỉ tỉ yếu tố nhỏ lẻ khác.

Giá thầu – hay nói chính xác hơn là cơ cấu đấu giá thầu khi quảng cáo Facebook sẽ giúp bạn kiểm soát chất lượng chiến dịch quảng cáo tốt hơn.

Quan trọng hơn hết, “Tiền nhiều chưa chắc là đã thắng” trong cuộc đấu giá giành vị trí quảng cáo Facebook. Vì sao mình nói vậy ?

Bên dưới mình sẽ chia sẻ đơn giản nhất có thể để bạn dễ dàng nắm bắt, mặc dù nó có khá nhiều thuật ngữ chuyên môn.

1. “Tiền nhiều chưa chắc đã thắng” trong cuộc chiến giá thầu quảng cáo Facebook

Facebook vì sao lại trở thành 1 mạng xã hội lớn nhất hành tinh ?

Vì Facebook luôn cố gắng làm hài lòng 2 bộ phận chính:

  • Nhà quảng cáo - người mua quảng cáo từ Facebook, trực tiếp mang về doanh thu cho Facebook.
  • Người dùng - đó là những người không tham gia mua quảng cáo Facebook.

Nói dễ hiểu hơn, Facebook chỉ là thằng đứng giữa, họ nắm trong tay tệp khách hàng, và bạn hoặc mình sẽ đi mua tệp khách hàng đó từ Facebook. Thế thôi.

Facebook họ luôn mong muốn Người dùng sử dụng Facebook ở lại trên Facebook càng lâu càng tốt.

Theo nguyên lý marketing, bạn càng giữ khách hàng càng lâu ở nn tng ca bn, bn càng có nhiều cơ hộmóc túi” khách hàng. Điều này đã được Google, Youtube, áp dụng trong thuật toán SEO của họ, đó chính là Time on site.

Cho nên, Facebook cũng muốn Nhà quảng cáo giúp cho họ điều này. Không phải chỉ là chạy quảng cáo bán hàng, Nhà quảng cáo phải giúp cho Người dùng thấy Facebook thật sự hữu ích, để Người dùng không rời bỏ Facebook.

Vì vậy mới nói, dù bạn có nhiều tiền cỡ nào đi nữa mà nội dung quảng cáo của bạn không thu hút sự tương tác của Người dùng, thì Facebook cũng sẽ không ưu tiên quảng cáo của bạn đâu.

Rồi bây giờ mình nói tiếp vụ ưu tiên quảng cáo là thế nào đây !

Mà khoan đã, bạn nên tìm hiểu trước Cơ chế đấu giá thầu khi quảng cáo Facebook cái đã.

2. Cơ chế đấu giá thầu khi quảng cáo Facebook

Vì sao quảng cáo Facebook lại phải đấu giá thầu ?

Đơn giản, vì hiện tại Facebook có hơn 1.79 tỉ user hoạt động mỗi tháng, số liệu mình lấy từ Adweek.com 

gia-thau-quang-cao-facebook-1

Vị trí hiển thị quảng cáo thì luôn luôn có giới hạn, một Người dùng không thể thấy hết quảng cáo này tới quảng cáo khác được.

Đất chật người đông – vì vậy phải đấu giá để quyết định quảng cáo của ai sẽ hiển thị đến với Người dùng.

Khi bạn tạo 1 chiến dịch quảng cáo Facebook, tức là bạn đã bắt đầu tham gia vào cuộc chiến giá thầu với hàng nghìn thằng đối thủ khác đang giành giật tệp khách hàng đó với bạn.

Cho nên nếu bạn đấu thầu với giá quá thấp, có thể quảng cáo của bạn sẽ không được phân phối hoặc nhận lượng tiếp cận khách hàng rất thấp.

Tuy nhiên, đấu giá cao cũng chưa chắc là quảng cáo của bạn sẽ hiển thị tốt hơn đâu.

Có 3 yếu tố chính đóng góp vào việc phân phối quảng cáo Facebook:

  • Giá thầu mà bạn đấu.
  • Điểm liên quan – Relevance Score.
  • Ước lượng tần suất tương tác” – Estimate Action Rates.

gia-thau-quang-cao-facebook-2

Mình sẽ giải thích từng thằng một.

3. Giá thầu mà bạđặ– Advertiser Bid

Này thì quá dễ hiểu, bạn muốn đặt giá thầu cho 1000 lượt hiển thị, 1 lượt click vào quảng cáo, thậm chí là 1 đơn đặt hàng.

gia-thau-quang-cao-facebook-3

Mình giải thích chỗ này cho bạn dễ hiểu.

Ví dụ mình đặt giá thầu là 100.000 VNĐ cho 1000 lượt hiển thị quảng cáo của mình.

Thì lúc này Facebook sẽ hiểu: 100.000 VNĐ này là số tiền bạn sẵn sàng trả, chứ không phải bạn bắt buộc sẽ phải trả đúng 100.000 VNĐ cho 1000 lần hiển thị.

Bạn hiểu rõ 2 từ mình đang in đậm không? “Sẵn sàng trả” và “Bắt buộc trả”.

Thường thì Facebook sẽ tính phí quảng cáo của bạn thấp hơn giá thầu mà bạn đặt ra, vì Facebook luôn mong muốn trở thành 1 kênh quảng cáo với chi phí thấp nhất.

Việc đặt giá thầu chẳng qua là bạn đang muốn báo cho Facebook biết:

“À tao đang sẵn sàng trả 100.000 VNĐ cho 1000 lần quảng cáo hiển thị, mày xem xét trong phiên đấu thầu có thằng nào đấu cao hơn tao không”.

Nếu đối thủ của bạn đặt thầu 80.000 VNĐ, thì bạn chỉ phải trả đâu đó 90.000 VNĐ thôi.

Bạn hình dung thế này cho dễ hiểu.

Facebook chỉ còn dư 3 vị trí hiển thị quảng cáo, nhưng lại có tới 4 anh muốn tham gia vào để giành giật hiển thị quảng cáo của mình.

Lúc này, một cuộc đấu giá sẽ diễn ra.

gia-thau-quang-cao-facebook-6

  • Anh A đấu giá 3$.
  • Anh B đấu giá 5$.
  • Anh C đấu giá 5$.
  • Anh D đấu giá 11$.

Vậy lúc này, quảng cáo Facebook sẽ phân phối thế nào dựa vào đấu giá của 4 anh đó ?

Trong trường hợp này, anh A có khả năng cao nhất là sẽ bị out sớm khỏi cuộc đấu giá và sẽ nhận được rất ít lượt tiếp cận với khách hàng.

B và C sẽ nhận được lượng tiếp cận khách hàng tương đối chấp nhận được với mức chi phí dao động đâu đó từ 3,1$ cho đến 5$.

Anh D sẽ là người nhận được lượng tiếp cận khách hàng tốt nhất (chỉ là trong phiên đấu giá này thôi), và chi phí sẽ chỉ nhỉnh hơn B và C một chút, sẽ dao động đâu đó tầm 3,5$ cho đến 5,1$.

Có 2 yếu tố chỗ này bạn cần phải để tâm:

  • Nếu bđặt giá thầu quá thấp, có thể chiến dịch quảng cáo Facebook của bạn sẽ không đạt được mong muốn của bạn như lượng tiếp cận, tương tác, hay số lượng đơn hàng thanh toán online. Tiền nào của nấy ông bà xưa nói không sai.
  • Bạn đừng lo việc mình đặt giá thầu quá cao, bạn có thể thấy trong ví dụ bên trên. Anh D đặt giá thầu cao ngất ngưỡng nhưng Facebook s luôn cố gng tưu để anh D tr mc giá thấp nht và chiến thng trong phiên đấu giá.

4. Điểm liên quan và Chất lượng qung cáo – Relevance Score

Điểm chất lượng của chiến dịch quảng cáo Facebook, bạn có thể mở xem ở Phần báo cáo quảng cáo.

gia-thau-quang-cao-facebook-4

Điều gì quyết định điểm chất lượng của chiến dịch quảng cáo Facebook ?

Facebook họ đo lường dựa vào 2 hành động chính của khách hàng:

  • Mức độ tương tác tích cực (like, chia sẻ, bình luận, thả tim,…)
  • Mức độ tương tác tiêu cực (chủ động ẩn bài quảng cáo, hoặc báo cáo vi phạm quảng cáo,…)

Tương tác tích cực thì bạn dễ hiểu rồi.

Còn tương tác tiêu cực chính là hình minh hoạ bên dưới.

gia-thau-quang-cao-facebook-5

Người dùng khi họ cảm thấy quảng cáo của bạn làm phiền đến họ. Họ có thể nhấn Ẩn quảng cáo hoặc Báo cáo quảng cáo.

Việc này sẽ cho Facebook hiểu: À quảng cáo mà bạn đang chạy không liên quan đến nhu cầu sở thích của khách hàng => Giảm điểm liên quan.

Và ngược lại, quảng cáo của bạn nhận được nhiều tương tác phản hồi tốt từ khách hàng thì kiểu gì điểm chất lượng lại không cao.

Tiếp theo, đến thằng cuối cùng.

5. Ước lượng tn sut tương tác – Estimate Action Rate

Đây có thể nói là chỉ số khó có thể đo lường chính xác nhất vì ngay cả Facebook họ cũng không có 1 tài liệu chính xác nào nói về chỉ số này. Mình chỉ đúc kết từ quá trình thực chiến của bản thân thế này nhe.

Facebook sẽ định hình khách hàng tiềm năng của bạn và ước lượng xem người này có tương tác tốt với quảng cáo của bạn hay không.

Mình ví dụ

Khi bạn chạy quảng cáo với mục tiêu Tăng tương tác cho bài viết quảng cáo, với sản phẩm là áo thun nam.

Thì Facebook sẽ lục tìm lại trong những hành vi trước đó của tệp khách hàng mà bạn target, người nào có thói quen tương tác nhiều với những bài viết quảng cáo về áo thun nam.

Facebook sẽ cho quảng cáo của bạn hiển thị đến những người đó thử, lúc này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Khách hàng ít tương tác với qung cáo Facebook của bn, mặc dù khách này thường xuyên tương tác với những bài post quảng cáo về áo thun nam => Facebook hiểu là quảng cáo của bạn đang không có nội dung tốt, có vấn đề về target khách hàng, ….
  • Khách hàng tương tác tt vi bài viết qung cáo Facebook ca bạn, Facebook hiểu bạn đang đi đúng hướng và cung cấp cho người dùng thông tin quảng cáo hữu ích.

Lại quay về bài toán ban đầu cần phải làm tốt, chính là NỘI DUNG quảng cáo của bạn phải thu hút, rồi mới tính tiếp các yếu tố phía sau.

6. 4 khoảng thời gian chuyển đổi Conversion Window

Trước tiên, để hiển thị được Conversion Window, bạn phải chọn mục tiêu chiến dịch là Chuyển đổi (Converison).

gia-thau-quang-cao-facebook-7

Mục tiêu Chuyđổi (Conversion) thường sử dụng cho những chiến dịch quảng cáo có kèm website bán hàng online.

Website bán hàng online của bạn tốt nhất nên được gắn Pixel Facebook để giúp Facebook có thể đo lường và thu thập dữ liệu khách hàng. Nếu bạn chưa có website bán hàng, thì cũng cứ tạo Pixel Facebook cho mình. Để đó chẳng chết ai đâu!

Ở mục nhóm quảng cáo bên dưới, bạn nhớ chọn loại Chuyển đổi mà bạn mong muốn tối ưu. Thường là mình sẽ chọn là Mua hàng để tối ưu lượng đơn hàng thanh toán online.

gia-thau-quang-cao-facebook-8

Dấu chấm xanh đằng trước chữ Mua hàng có thể bạn sẽ không giống mình, bạn sẽ có màu xám hoặc đỏ. Bạn kéo lên xem lại bài viết Pixel Facebook bên trên mình có nói tới việc này nha.

Rồi giờ bạn kéo xuống phần Ngân sách bên dưới và mình giải thích tiếp về Khoảng thời gian chuyển đổi Conversion Window.

gia-thau-quang-cao-facebook-9

Conversion Window mà để giải thích thuật ngữ thì chắc bạn chỉ có nổi điên lên, nên mình giải thích bằng ví dụ nha.

Bạn thiết lập Conversion Window là Số lần nhấp trong 1 ngày.

Khi khách hàng nhìn thấy quảng cáo Facebook của bạn, họ nhấn vào và bắt đầu đặt mua hàng.

Nhưng đến lúc đang nhập thông tin thẻ để thanh toán thì họ phát hiện để quên thẻ ở văn phòng làm việc => Khách hàng gián đoạn quá trình mua hàng.

Nhưng sau đó 2 ngày, họ gặp lại quảng cáo Facebook của bạn và hoàn tất đơn đặt hàng.

Nhưng điều đặc biệt, sau 1 ngày mà khách hàng đó không vô tình bắt gặp lại quảng cáo của bạn, thì Facebook sẽ loại bỏ khách hàng ra khỏi Báo cáo quảng cáo của bạn.

Cho nên, việc bạn chọn tối ưu 1 ngày khá là gấp gáp và không mang lại hiệu quả tốt bằng 7 ngày.

Thông thường mình vẫn sẽ chọn Số lần nhấp 7 ngày để giữ thông tin tệp khách hàng lâu hơn, và quảng cáo được tối ưu chuyển đổi dài hơi hơn.

Bạn phân biệt rõ giúp mình chỗ này.

Đây không phải là chiến dch Tiếp th li Remarketing trên Facebook. Tiếp thị lại là khi bạn đã xác định rõ ràng sẽ chạy tới 1 tệp khách hàng nhất định nào đó rồi.

Conversion Window hoàn toàn chạy ngẫu nhiên lặp lại quảng cáo của bạn. Còn Remarketing là chiến dịch bạn đã xác định rất rõ về tệp khách hàng mà bạn muốn chạy rồi. Đừng nhầm lẫn !

7. 3 chiến lược đặt giá thầu quảng cáo Facebook hiệu quả

Với cập nhật mới nhất, Facebook đã cung cấp cho bạn 3 chiến lược để bạn có thể đặt giá thầu tuỳ vào mục tiêu của từng nhà quảng cáo.

3 chiến lược đó chính là:

  • Chi phí thấp nhất (Lowest Cost).
  • Chi phí thấp nhất có giới hạn giá thầu (Lowest cost with a bid cap).
  • Chi phí mục tiêu (Target cost).

Mình sẽ đi giải thích qua từng thằng cho bạn hình dung.

8. Chi phí thấp nhất trong giá thầu (Lowest Cost) là gì ?

Chi phí thấp nhất chính là việc Facebook sẽ cố gắng phân phối quảng cáo của bạn và thu về cho bạn nhiều kết quả nhất có thể với chi phí thấp nhất.

gia-thau-quang-cao-facebook-10

Ví dụ

Mục tiêu quảng cáo của bạn là 1000 lần hiển thị, thì Facebook sẽ cố gắng hiển thị quảng cáo của bạn 1000 lần với chi phí thấp nhất.

Ví dụ lúc này chi phí cho 1000 lần hiển thị của bạn là 100.000 VNĐ.

Vậy đối với bạn 100.000 VNĐ có thể là chi phí rất cao, nhưng Facebook hiểu 100.000 VNĐ chính là mức chi phí thấp nhất trong phiên đấu giá của bạn.

Bn thì thấy phí quá cao, Facebook thì lại cho đó là chi phí thấp nht hin tđể qung cáo bđược phân phối.

Làm sao vừa lòng đôi bên đây ? Bạn cùng mình qua phần bên dưới nhé.

9. Chi phí thấp nhất có giới hạn giá thầu (Lowest Cost with a bid cap) là gì ?

Cái tên gọi của nó cũng đã nói lên hết ý nghĩa rồi.

Với cách đặt giá thầu thấp nhất có giới hạn này, Facebook sẽ tối ưu quảng cáo của bạn sao cho bạn đạt được mục tiêu đề ra VÀ trong vùng chi phí bạn cho phép.

Ví dụ như mình chạy quảng cáo Facebook với mục tiêu tối ưu lượng Mua hàng, nhưng giới hạn giá thầu cho mỗi lượt mua hàng mình không muốn tốn quá 5$ thì mình sẽ thiết lập như hình.

gia-thau-quang-cao-facebook-11

Nhưng lúc này, lại quay về nguyên tắc xuyên suốt trong bài.

Bạn đừng lo khi đặt giá thầu quá cao, vì Facebook họ sẽ luôn cố gắng để bạn có được đơn hàng với mức chi phí thấp nhất có thể trong phiên đấu giá.

Nếu bạn đặt giá thầu giới hạn mục này quá thấp, trong khi đối thủ của bạn “chịu chơi” đặt giá cao, thì có phải bạn tịt ngòi không ?

Cách thiết lập ngân sách này phù hợp với bạn nào có ngân sách nhỏ và muốn quản lý chi phí tốt hơn trên mỗi lượt mua hàng. Bạn cũng nên lưu ý nó là con dao 2 lưỡi đó.

Vậy làm sao bạn biết đặt giới hạn ngân sách bao nhiêu ?

Chỉ có 1 cách thôi: Chạy quảng cáo rồi mới biết được.

Sau khoảng chừng 3 ngày bạn để chiến dịch hoạt động liên tục thì Facebook sẽ trả về báo cáo cho bạn.

gia-thau-quang-cao-facebook-12

Facebook sẽ có báo cáo kết quả chi phí để bạn có 1 đơn hàng sau một thời gian dài tham gia đấu giá.

Lúc này, bạn có thể thấy con số là 10,14$ cho mỗi đơn hàng phát sinh. Bạn có thể đặt giới hạn giá thầu tầm 10,20$.

Và cuối cùng là thằng Chi phí mục tiêu.

10. Chi phí mục tiêu (Target Cost) khi quảng cáo Facebook là gì ?

Để mình giải thích kỹ chút xíu chữ Target – Mục tiêu trong phần này.

Có nghĩa là Facebook sẽ có quyền chi tiêu giá thầu cao hơn phần chi phí mục tiêu mà bạn đề ra.

Ban xem ví dụ dưới này cho dễ hiểu.

gia-thau-quang-cao-facebook-13

Khi mình đặt chi phí mục tiêu là 5$ cho mỗi lượt mua hàng thành công trên website, thì Facebook vẫn có quyền tiêu hơn 5$ cho 1 lượt mua hàng, có thể dao động đâu đó tầm 5,5 - 6$ thôi chứ không vượt quá nhiều đâu.

Nếu bạn là một người không quá hạn hẹp về ngân sách và muốn cho chiến dịch quảng cáo Facebook được quyền tối ưu hết mức trong mức chi phí mục tiêu này và mang về đơn hàng, thì Chi phí mục tiêu rất phù hợp cho bạn.

Tóm lại

Mình đã giới thiệu xong cho bạn những kiến thức nền tảng nhất về Ngân sách quảng cáo Facebook cũng như các chiến lược đấu giá thầu. 

Bài viết mình đã cố gắng giải thích các thuật ngữ cặn kẽ nhất có thể, nhưng nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ hồi âm trong vòng 24 giờ.

Xin chào bạn và hẹn gặp lại trong những bài viết sau. 

 

Giải pháp Marketing bảo hiểm phù hợp với bạn