17Oct
Quyền lợi khách hàng khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản
Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, các DN bảo hiểm hàng tháng phải báo cáo Bộ Tài chính về khả năng tài chính và biên khả năng thanh toán của DN mình cho cục quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính). Khi có rủi ro về khả năng thanh toán, Bộ Tài chính yêu cầu các DN bảo hiểm phải trình bày giải pháp khắc phục biên khả năng thanh toán như là tăng vốn trở sở hữu, nâng cao hiệu quả đầu tư, thu hồi những khoản đầu tư có tính chất thanh khoản cao… Bộ tài chính sẽ giám sát việc thực hiện trên.
Ngoài ra, các DN có các quĩ và khoản trích lập nhằm bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán như:
Dự phòng nghiệp vụ: là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết
Quỹ dự trữ bắt buộc: Quĩ này được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế
Quĩ bảo vệ người mua bảo hiểm: Quỹ này do doanh nghiệp bảo hiểm trích lập hằng năm. Mức cụ thể do Bộ Tài chính thông báo hằng năm, không quá 0,3% phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm gốc. Nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, phá sản thì quỹ này sẽ chi trả tiền bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, hoàn phí… cho người được bảo hiểm (quĩ này đang được Bộ tài chính xem xét mức trích lập và sắp tới sẽ ra Thông tư hướng dẫn)
Tiền kỹ quĩ: Doanh nghiệp bảo hiểm phải ký quỹ tại các ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định.
Trường hợp các giải pháp trên không khắc phục đươc, Bộ Tài chính sẽ đứng ra giải quyết cho DN sáp nhập với DN có khả năng thanh toán tốt hơn hoặc giải thể. Trong mọi trường hợp, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu DN chuyển giao toàn bộ hợp đồng đang còn hiệu lực đối với khách hàng cho một DN bảo hiểm khác. Nếu không có DN nào tiếp nhận chuyển giao thì Bộ Tài chính là cơ quan đứng ra chỉ định một DN đứng ra tiếp nhận sự chuyển giao nói trên. Như vậy trong mọi trường hợp, quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo.
Trở lại năm 2007, Với sự chuẩn y của Bộ Tài Chính ngày 18/1/2007 cho giao dịch chuyển nhượng Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Bảo Minh CMG cho Daiichi của Nhật Bản, nay là Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam.
Bảo Minh – CMG là công ty bảo hiểm nhân thọ được thành lập năm 1999, Bảo Minh – CMG là liên doanh 50/50 giữa Công ty Bảo hiểm nhân thọ Colonial Mutual Life Assurance Society Limited của Australia và Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh.
Trong suốt thời kỳ từ năm 1999 đến khi chuyển nhượng, liên doanh này luôn trong trong tình trạng lỗ kỹ thuật và xếp hàng cuối cùng trong số 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại thị trường Việt Nam xét theo doanh thu phí bảo hiểm hàng năm. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng của số lượng hợp đồng khai thác mới thì xếp hàng thứ 3 trên thị trường.
Ngay sau khi việc chuyển nhượng được hoàn tất, Công ty đổi tên thành Công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam và hoàn thiện hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ của khách hàng Việt Nam.
Dù chủ sở hữu và tên công ty có thay đổi, mọi quyền lợi, nghĩa vụ của tất cả khách hàng tham gia bảo hiểm với Bảo Minh – CMG hiện nay đều sẽ được thực hiện đúng như đã cam kết trong Hợp đồng bảo hiểm đã ký. Hơn nữa, đối với bảo hiểm, chữ tín và niềm tin vẫn là yếu tố quyết định tới sự sống của công ty bảo hiểm.